MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP CỦA BÌNH NÓNG LẠNH

Một số nguyên nhân và lỗi khắc phục:

Quá tải do để bình 24/24:
Trong bình nóng lạnh có bộ phận rơle điều chỉnh nhiệt độ nước, rơle nhiệt độ ở bình nóng lạnh cũng có tác dụng tự ngắt khi nhiệt độ đủ cao và ngược lại sẽ đóng điện cho thanh đun nếu nhiệt độ quá thấp.

Nhiều người thường quan niệm sai lầm rằng bình nóng lạnh đã có rơle ngắt điện này nên có thể yên tâm cắm điện suốt 24/24.

Thực ra đây chính là nguyên nhân khiến dây mayso cũng như một số bộ phận khác, đặc biệt là bộ phận cách điện, bị hỏng do phải hoạt động quá tải.

Đó là chưa kể thói quen này còn góp phần làm tăng chi phí hóa đơn tiền điện hàng tháng của các hộ gia đình. Bạn nên tắt bình nóng lạnh khi không cần sử dụng đến vừa giảm được tiền điện và vừa giữ cho Bình nóng lạnh nhà bạn bền hơn.
Rò điện:
Ngoài nguyên nhân do vật liệu cách điện của dây mayso, hiện tượng rò điện còn có thể xảy ra do gioăng cao su cách điện nối giữa dây may so, do gioang cũ cao su của gioang thoái hóa đọ bền cơ kém nước trong bình bi rò nước ra vỏ bình dãn đến bị chập điện.

Những chỗ nứt trên gioăng cao su sẽ gây ra hiện tượng thấm nước, từ đó dẫn điện ra bên ngoài.

Bộ phận quan trọng này cũng rất dễ hỏng và mất chức năng cách điện trong trường hợp mất nước, trong bình không chứa nước, nhưng dây mayso vẫn hoạt động, sinh nhiệt và đốt cháy gioăng.

Một số loại bình nước nóng hiện đại đã sử dụng bộ role kép gồm hai role: Role để đo nhiệt độ nước và tự động bật tắt điện khi role bị hỏng hoặc khi nước nóng quá mức cho phép.

Tuy nhiên, role này cũng không thể đảm bảo cho người sử dụng hoàn toàn tránh khỏi nguy cơ bị điện giật.
Một số khuyến cáo:
- Trong các thiết kế kiến trúc xây dựng hiện đại, tất cả mạng điện gia đình đều phải được nối tiếp đất để đảm bảo an toàn cho thiết bị điện và cho người sử dụng.

Hệ thống sử dụng dây diện một pha ba dây – nóng, lạnh, mát , đòi hỏi các ổ cắm đều phải là ổ ba chân, và khi cắm vào ổ điện, các thiết bị có phích cắm ba chân đã tự động được nối tiếp đất. Khi được nối tiếp địa, các điểm chạm mát, rò điện ra vỏ thiết bị dù vẫn tồn tại nhưng không gây giật khi người sử dụng chạm vào.

- Trong trường hợp hệ thống điện gia đình không có sẵn cổng nối đất, vẫn có thể nối tiếp dây mát riêng cho bình nước nóng, bằng cách nối đầu dây để chờ tiếp đất (dây mát) ở mặt sau thiết bị tới một vật dẫn điện có tiếp đất.

- Sử dụng các bình nóng lạnh đời cũ nên lắp thêm cầu dao tự động RCCB.

- Để tránh hiện tượng tắc, gây gỉ sét vỏ bình và rò điện, khi mới lắp bình, nếu nước nhà bạn thường xuyên có cặn, vẩn đục hay nhiễm sắt, phèn, thì sau 1 tháng đầu tiên nên mở bình ra kiểm tra, thau hút cặn, súc rửa bình và bộ lọc, kiểm tra độ khít của các van. Nếu nước bình thường thì nên kiểm tra sau 2-3 tháng. Sau đó mật độ kiểm tra có thể giảm xuống, tuỳ theo chất lượng nước.

- Để tránh lãng phí, bạn chỉ nên bật 10-15 phút trước khi tắm, không nên bật 24/24h.

- Đặc biệt, để đảm bảo an toàn trong khi sử dụng bình nóng lạnh, bạn cần phải ngắt điện trước khi tắm.

- Nếu trong nhà có trẻ em, chú ý không đặt nhiệt độ của bình quá cao và công tắc lắp đặt cũng nên ở ngoài tầm với của trẻ.

- Nên cài ở chế độ trung bình để tăng độ bền của sản phẩm.

- Hàng năm phải bảo dưỡng thanh nhiệt trong máy (nếu nguồn nước nơi bạn sống tốt – tức là lượng tạp chất đặc biệt là CaCO3 ít thì 2 năm bảo dưỡng bình nóng lạnh cũng được).

Ngoài ra, bạn phải thường xuyên bảo trì bình nóng lạnh để đảm bảo an toàn, phát hiện và xử lý kịp thời những sự cố không đáng có.

- Thường xuyên súc rửa, bảo dưỡng bình theo khuyến cáo của nhà sản xuất để giữ tuổi thọ cho các bộ phận của bình, và phát hiện sớm các bộ phận hỏng hóc, cần thay thế.